Sách Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam đại học luật Hà Nội
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn “Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội)” do tập thể tác giả là các giảng viên giảng dạy bộ môn Luật Hiến pháp biên soạn.
1. GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
2. GS.TS. Lê Minh Tâm
3. PGS.TS. Tô Văn Hòa
4. TS. Phạm Quý Tỵ
5. TS. Lê Hữu Thế
6. ThS. Nguyễn Thị Phương
7. ThS. Nguyễn Văn Thái
8. ThS. Phạm Thị Tình
9. GVC. Lưu Trung Thành
10. GV. Phạm Đức Bảo
2. Giới thiệu hình ảnh sách
3. Tổng quan nội dung sách
Luật Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, địa vị pháp lý của con người và công dân và đặc biệt là tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngành Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo của hệ thống pháp luật. Trong khoa học pháp lý, Luật Hiến pháp là bộ môn khoa học quan trọng. Kiến thức về Luật Hiến pháp là nền tảng để nghiên cứu nhiều bộ môn khoa học pháp lý khác.
Để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn học Luật Hiến pháp trong chương trình đào tạo cử nhân luật, năm 1991 Trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (khi đó gọi là Giáo trình luật nhà nước Việt Nam). Các lần tái bản Giáo trình Luật Hiến pháp đã phản ánh những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực Luật Hiến pháp qua các thời kỳ.
Với sự cố gắng của tập thể giảng viên trong và ngoài Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam biên soạn lần này giới thiệu, trao đổi và truyền đạt kiến thức về những nội dung, tư tưởng cơ bản, quan trọng của Luật Hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là những nội dung thể hiện qua Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương I: Những khái niệm cơ bản của luật hiến pháp
Chương II: Những vấn đề cơ bản về hiến pháp
Chương III: Sự ra đời và phát triển của nền lập hiến Việt Nam
Chương IV: Chế độ chính trị
Chương V: Quốc tịch Việt Nam
Chương VI: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chương VII: Chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Chương VIII: Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia
Chương IX: Chế độ bầu cử
Chương X: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương XI: Quốc hội
Chương XII: Chủ tịch nước
Chương XIII: Chính phủ
Chương XIV: Tòa án nhân dân
Chương XV: Viện kiểm sát nhân dân
Chương XVI: Chính quyền địa phương
Chương XVII: Các cơ quan hiến định độc lập ở Việt Nam- Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước
4. Đánh giá bạn đọc
Cuốn sách trình bày có hệ thống, ngắn gọn, dễ hiểu các kiến thức cơ bản của môn Luật Hiến pháp Việt Nam trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các luật hiện hành về tổ chức bộ máy nhà nước. Trong lần tái bản này, nhiều nội dung của chế định về Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Kiểm toán nhà nước đã được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật theo các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019.
Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết, vô cùng hữu ích đối với học viên, sinh viên ngành luật.
5. Kết luận
Sách Giáo Trình Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội“.
6. Mua sách giáo trình hiến pháp Việt Nam
Sách giáo trình có bán linh mua sản phẩm tại đây :Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội
Sách xuất bản quý IV 2022 mới nhất
Xem thêm sách luật ,sách giáo trình