1. Giới thiệu tác giả TS. Nguyễn Văn Cừ
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.
Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Cừ
Tham gia biên soạn:
PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên
TS. Nguyễn Văn Cừ
TS. Ngô Thị Hường
TS. Nguyễn Phương Lan
ThS. Bùi Minh Hồng
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội)
Tác giả: TS. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên)
Nhà xuất bản Công an nhân dân
3. Tổng quan nội dung sách
Điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình là cơ sở cho những ứng xử chuẩn mực, nền tảng để chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình thụ hưởng hạnh phúc. Với các chế định được dự liệu, Luật Hôn nhân và gia đình đồng thời xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, cũng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Trên cở sở Luật Hôn nhân và gia đình cùng nguồn của Luật, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam do nhóm tác giả biên soạn tập trung phân tích và lý giải ở góc độ khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hôn nhân gia đình đồng thời đưa ra quan điểm, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Tìm hiểu Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, bạn đọc sẽ nhận thức được các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình; chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay; Các cơ chế pháp lý về kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; chấm dứt hôn nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được trình bày một cách có hệ thống và logic trong giáo trình là cơ sở giúp người đọc áp dụng pháp luật để giải quyết các tình huống thực tế.
Cuốn sách được hệ thống với cấu trúc chương mục như sau:
Chương I: Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Chủ nghĩa Mác-Lênin và những hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử
- Khái niệm hôn nhân và các đặc trưng của hôn nhân
- Khái niệm gia đình
- Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Chương II: Quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình
- Khái niệm quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình
- Các yếu tố của quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình
- Thực hiện và bảo vệ quyền hôn nhân và gia đình
- Căn cứ phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình
Chương III: Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
- Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945
- Các giai đoạn phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
- Nguồn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Chương IV: Kết hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình
- Khái niệm kết hôn
- Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Chương V: Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Khái niệm
- Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ, chồng theo luật định
- Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
Chương VI: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
- Nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam
- Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình
Chương VII: Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
- Khái niệm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
- Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng
Chương VIII: Chấm dứt hôn nhân
- Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết
- Ly hôn
Chương IX: Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình
- Khái niệm và mục đích của việc giám hộ giữa các thành viên trong gia đình
- Người được giám hộ, người giám hộ và thủ tục công nhận việc giám hộ
- Nghĩa vụ và quyền của người giám hộ
- Thay đổi, chấm dứt việc giám hộ
Chương X: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình của yêu tố nước ngoài
- Các nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Các trường hợp cụ thể về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014